Cách nấu dầu gội bồ kết giúp chăm sóc tóc mềm mượt ngay tại nhà

Deal Score+1
Deal Score+1
3/5 - (1 bình chọn)

Từ xa xưa các bà các mẹ đã biết cách nấu dầu gội bồ kết để gội đầu, giúp làm sạch đầu đồng thời dưỡng tóc suôn mượt. Cho tới bây giờ, bồ kết vẫn là một nguyên liệu tự nhiên được các thương hiệu chăm sóc sắc đẹp rất ưa chuộng và sử dụng làm thành phần chính trong các sản phẩm dầu gội đầu của mình.

Hãy cùng Review Mọi Thứ học cách nấu dầu gội bồ kết siêu đơn giản và cực kỳ an toàn giúp chăm sóc tóc hiệu quả và tiết kiệm tại nhà nhé!

Bồ kết có tác dụng gì cho mái tóc?

Theo nghiên cứu, trong trái bồ kết có chứa hàm lượng cao saponin là chất màu vàng có khả năng tạo bọt. Công dụng chính của chất saponin này là làm sạch, kháng khuẩn nhẹ.

Ngoài ra, trong bồ kết còn chứa hợp chất flavonozit có tác dụng làm ngăn ngừa gàu hiệu quả, đồng thời giúp giảm rụng tóc. Do đó, gội đầu bằng bồ kết sẽ giúp làm sạch tóc, từ đó ngăn ngừa nấm da đầu và gàu ngứa, giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt, giảm gãy rụng tóc hiệu quả.

>> XEM NGAY: [HOT] Cách nấu Dầu Gội Đầu thảo dược cô đặc – Ai cũng làm được

cach-nau-dau-goi-bo-ket-tai-nha

Hướng dẫn cách nấu dầu gội bồ kết cực đơn giản

Với cách nấu dầu gội bồ kết mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, bạn có thể nấu bồ kết nguyên chất để gội đầu, hoặc có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả như: vỏ bưởi, sả, hương nhu, cỏ mần trầu… đều được.

Một số nguyên liệu được chứng minh có hiệu quả cho tóc thường được kết hợp với bồ kết trong cách nấu dầu gội bồ kết như:

  • Vỏ bưởi: tinh dầu có trong vỏ bưởi đã được chứng minh là có khả năng kích thích mọc tóc nhanh, chính vì vậy hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăm sóc tóc, hỗ trợ điều trị rụng tóc được chiết xuất từ tinh dầu vỏ bưởi rất được mọi người ưa chuộng.
  • Sả: Có công dụng làm sạch da đầu và gàu, kháng khuẩn nhẹ, đồng thời có mùi hương nên có thể dùng để tạo mùi thơm cho dầu gội.
  • Hương nhu: Công dụng chính là dưỡng tóc mềm mượt, chăm sóc da đầu sạch khỏe, giảm nhờn trên da đầu, đồng thời kích thích mọc tóc.
  • Cỏ mần trầu: Có công dụng làm mượt tóc đồng thời kích thích tóc mọc nhanh dài.

Sơ chế bồ kết trước khi nấu dầu gội bồ kết

Để có được thành phẩm dầu gội bồ kết mang lại hiệu quả tốt, bạn nên lưu ý ngay từ khâu chọn lựa và chuẩn bị nguyên liệu, vừa giúp phát huy tối đa các hoạt chất có lợi cho tóc có trong bồ kết, đồng thời giúp khâu bảo quản được tốt hơn.

Đầu tiên, bạn hãy chọn mua những trái bồ kết đã chín già, có màu nâu sậm, giòn và dễ bẻ gãy. Việc lựa chọn ban đầu này khá quan trọng để cho ra thành phẩm có chất lượng cao nhất. Sau đó bạn chưa nên mang đi nấu dầu gội ngay mà hãy đem phơi nắng trước. Ý nghĩa của việc này là cho thành phần saponin được tích tụ lại nhiều nhất, đồng thời giữ được hương thơm đặc trưng lâu dài.

Bước tiếp theo, hãy nướng quả bồ kết trên bếp trước khi mang ra dùng. Nướng bồ kết không chỉ giúp mùi thơm đặc trưng của bồ kết được tiết ra nhiều và lưu giữ hương lâu, mà còn giúp loại bỏ được chất độc có trong loại quả này. Bạn có thể nướng trên bếp ga hoặc bếp than đều được, nhưng nướng trên bếp than sẽ giúp bồ kết thơm hơn. Nướng đến khi bồ kết chuyển màu vàng đều 2 mặt và dậy mùi thơm là được.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong khâu chuẩn bị nguyên liệu, giờ bạn chỉ cần làm theo cách nấu dầu gội bồ kết dưới đây là hoàn thành sản phẩm dầu gội bồ kết tự làm cực đơn giản mà ai cũng có thể làm được.

>> XEM NGAY: Cách dùng dầu gội khô hiệu quả cho mái tóc sạch trong tích tắc

bat-mi-cach-nau-dau-goi-bo-ket

Cách nấu nước gội đầu bồ kết (dùng ngay)

Cách này vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần sử dụng 5-7 trái bồ kết đã nướng thơm, bẻ nhỏ cho vào túi lọc, nấu chung với khoảng 1 lít nước. Chỉ cần đun sôi đến khi có bọt sủi lên và nước chuyển màu nâu vàng là được.

Sau đó bạn pha nước bồ kết đã đun sôi với 1 lượng nước lạnh vừa đủ để gội đầu. Bạn sử dụng nước gội đầu bồ kết nguyên chất đã được lọc bã và pha loãng để gội như bình thường và có thể xả lại tóc bằng nước lạnh để tránh bị bết tóc.

Với cách nấu nước gội đầu bồ kết, bạn chỉ được sử dụng thành phẩm trong ngày và không để được qua ngày hôm sau.

Cách nấu dầu gội bồ kết cô đặc (có thể sử dụng được nhiều lần)

Nguyên liệu sử dụng: bồ kết đã nướng thơm, vỏ bưởi, sả, hương nhu, cỏ mần trầu, ngoài ra bạn có thể cho thêm nguyên liệu tùy thích khác như hà thủ ô, gừng, chanh…

Với cách nấu dầu gội bồ kết cô đặc, thời gian để đun là khá lâu cho các dưỡng chất được tiết ra hết, vì vậy bạn cần chuẩn bị một chiếc nồi lớn để tránh bị trào bọt trong quá trình đun sôi bồ kết.

Cho bồ kết cùng các nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập nguyên liệu và đun sôi. Sau khi sôi bạn mở lửa nhỏ và đun trong khoảng 4-6 tiếng đồng hồ (tùy vào lượng nguyên liệu). Lưu ý lượng nước cho vào phải đủ nhiều để không bị cạn nước trong quá trình đun.

Trong 2 giờ đầu tiên, bạn không nên mở nắp nồi để tránh bay hơi các tinh dầu có trong nguyên liệu. Sau đó mở nắp để đảo đều nguyên liệu, tránh bị khét dưới đáy nồi. Sau đó cứ mỗi 1 tiếng tiếp theo bạn lại mở nắp và đảo nguyên liệu 1 lần.

Khoảng 15p trước khi tắt bếp, bạn có thể thêm nguyên liệu như chanh vào nồi, chanh sẽ giúp giảm tình trạng rít tóc thường gặp phải khi sử dụng dầu gội bồ kết tự nấu.

Sau khi đun đủ 4-6 tiếng, bạn tắt bếp nhưng chưa mở nắp nồi vội mà hãy chờ nguội rồi tiến hành lọc bỏ bã nguyên liệu, phần nước gội đầu cô đặc thu được đem rót vào chai thủy tinh để bảo quản. Dầu gội bồ kết tự nấu có thể được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong thời gian 6 tháng.

>> XEM NGAY: Dầu gội tím là gì? Cách dùng dầu gội tím mang lại hiệu quả tốt

cach-nau-dau-goi-bo-ket-tai-nha-de-dang

Cách sử dụng dầu gội bồ kết cô đặc

Tuy dầu gội bồ kết cô đặc có thể bảo quản tới 6 tháng trong tủ lạnh, nhưng trước mỗi lần sử dụng, bạn hãy kiểm tra thật kỹ chai dầu gội. Bởi vì không có chất bảo quản, trong quá trình mở nắp, dầu gội bồ kết có thể bị biến chất. Nếu thấy mùi lạ, bạn hãy bỏ chai dầu gội đó đi.

Cách sử dụng dầu gội bồ kết cô đặc để gội đầu:

  • Lấy 1 lượng dầu gội bồ kết cô đặc vừa đủ, hòa cùng nước tạo thành dung dịch có màu vàng.
  • Xả tóc với nước lạnh trước khi sử dụng nước bồ kết.
  • Sau đó dùng dung dịch bồ kết vừa pha để gội đầu như bình thường, bạn nên massage da đầu nhẹ nhàng để làm sạch da đầu cũng như để bồ kết thấm vào tóc.
  • Bạn có thể gội đầu thêm lần thứ 2 với nước bồ kết. Sau đó xả lại tóc với nước lạnh, sạch.
  • Hãy để khô tóc tự nhiên, không nên dùng máy sấy để đảm bảo tóc mềm mượt và không bị khô do ảnh hưởng bởi nhiệt.

>> XEM NGAY: [HOT] Top 10 Dầu gội trị Gàu cho tóc Nhuộm hiệu quả nhất

huong-dan-cach-nau-dau-goi-bo-ket

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản dầu gội bồ kết tự nấu

  • Nếu bạn đang sử dụng dầu gội công nghiệp và chuyển sang dùng dầu gội bồ kết thiên nhiên, bạn sẽ gặp tình trạng tóc bết nhanh hoặc khô. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, vì trong dầu gội thiên nhiên không chứa các hóa chất làm mượt nên tóc và da đầu bạn sẽ cần thời gian để thích nghi. Hãy kiên trì sử dụng khoảng vài lần, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả khác biệt. 
  • Nên tránh để dầu gội bồ kết dính vào mắt vì sẽ rất cay mắt. Nếu không may để dính nước gội đầu bồ kết vào mắt, bạn nên dùng khăn bông thấm nước sạch để thấm sạch mắt.
  • Do không chứa chất tạo bọt như dầu gội công nghiệp nên bạn không cần quá lo lắng khi thấy nước bồ kết không có bọt khi gội. Bạn cứ yên tâm là dầu gội bồ kết vẫn giúp bạn làm sạch da đầu và tóc như thường.
  • Dầu gội bồ kết cô đặc có thể được bảo quản tốt nhất trong 3 tháng, bạn nên nấu một lượng vừa đủ để sử dụng trong 3 tháng thôi nhé!

Với các chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết được công dụng của trái bồ kết và cách nấu dầu gội bồ kết để làm đẹp cho mái tóc của mình. Hãy bắt tay vào làm ngay và cảm nhận hiệu quả của sản phẩm sau một thời gian sử dụng nhé. Chúc bạn thành công và sở hữu một mái tóc đẹp như mong muốn!

 

SẢN PHẨM BÁN CHẠY NHẤT

Facebook Comments
Review Mọi Thứ
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare
Shopping cart