Lời Phật dạy về chữ TÂM ý nghĩa thấm thía cả một đời

Deal Score+1
Deal Score+1
Đánh giá bài viết

Mỗi người sinh ra trên cuộc đời này, chắc chắn sẽ đều được trải qua những buồn vui hạnh phúc của cuộc sống. Cha, mẹ cho chúng ta cuộc đời nhưng sống tốt hay xấu thì do lựa chọn của chúng ta. Cái quan trọng nhất, quý giá nhất vẫn là chữ “Tâm”. Tâm khởi phát cho mọi khổ đau, hạnh phúc của cuộc đời. Vậy chữ tâm là gì? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu những lời Phật dạy về chữ Tâm để có những suy nghĩ đúng đắn cho con đường mình đi nhé!

Tâm là gì? Ý nghĩa của chữ “Tâm” trong Phật giáo

Tâm là gì?

Trước khi đi tìm hiểu lời Phật dạy về chữ Tâm thì bạn phải hiểu được chữ “Tâm” là gì? Ý nghĩa của chữ Tâm trong đạo Phật thế nào? Chữ “ tâm” ý nghĩa của trái tim, lòng dạ, thương tâm của con người. Mọi hành động của chúng ta đều xuất phát từ cái tâm, suy nghĩ và hành động theo đúng đạo lý, lẽ phải. Nếu tâm không lành thì sẽ sinh tà khí và làm những điều xấu. 

loi-phat-day-ve-chu-tam-chuan-nhat

Chữ Tâm được sử dụng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu dưỡng, sống một cách tích cực và làm những điều thiện lành. Khi “Tâm” lệch thì cuộc sống của bạn sẽ gặp những bất trắc, lệch lạc.

Ý nghĩa của chữ Tâm trong Phật giáo

Theo quan điểm của nhà Phật, Tâm không tồn tại dưới dạng vật chất nên không thể nắm bắt được nhưng không có Tâm thì vật chất vô nghĩa, vô tri vô giác. Cũng trong văn học Phật giáo 3 từ được hiểu là Tâm đó là ý, thức, tâm. Những ý tưởng suy nghĩ trong đầu óc gọi là “Ý”, cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong, là nơi cho ý tưởng khởi lên đó là “ Thức”, cái bao hàm cả ý thức được gọi là “ Tâm”. 3 từ ngữ này đều có ý nghĩa là tâm.

Như vậy, Tâm trong Phật giáo có nghĩa là chuyển nghiệp, sửa ,mình để thay đổi số phận theo chiều hướng tích cực, giải thoát những suy nghĩ tiêu cực. Tâm là một thế giới cần được khám phá hơn bất kỳ điều gì khác nhưng bằng trực quan thì chúng ta không thấy, không biết và không hiểu được cái tâm mà phải suy luận theo ý nghĩa mà nó mang đến.

Các chữ Tâm trong đạo Phật hiện nay

Trong Phật giáo, Tâm không tồn tại dưới dạng vật chất nên không nắm bắt được nhưng không có tâm thì vật chất được xem là vô nghĩa vô nghĩa và vô tri giác. Từ lời Phật dạy về chữ Tâm, bao gồm có 6 chữ:

+ Thứ nhất – Nhục toàn tâm: Trái tim thịt (Phật giáo không để ý nhiều đến ý nghĩa này).

+ Thứ hai – Tinh yếu tâm: Chỗ kín mật, chỉ những điều tinh hoa cốt tủy. 

+ Thứ ba – Kiên thực tâm: Là cái Tâm không hư vọng được gọi là Tâm chân thật

+ Thứ tư – Liễu biệt tâm: Bao gồm 6 loại nhận thức đầu trong tám thức, tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh là giác quan, qua thần kinh và đến não bộ. Tác dụng dựa vào ngoại cảnh và phân biệt nhận thức chúng.

+ Thứ năm – Tư lượng tâm: Thức thứ bảy trong tâm thức. Bản chất của nó là suy tính, xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, phát sinh những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã.

+ Thứ sáu – Tập khởi tâm: Chứa đựng những kinh nghiệm của con người và nguồn gốc tất yếu của các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động của tâm lý, nơi lưu trữ những hạt sống sinh ra vạn vật hữu hình hay vô hình.

tim-hieu-loi-phat-day-ve-chu-tam

Những lời phật dạy về chữ Tâm ý nghĩa, thấm thía một đời

Nhu cầu thiết thực của mỗi người người là tiền tài, danh vọng, vật chất,…con người cố gắng để đạt được những thứ đó bằng nghị lực, sự chăm chỉ. Đúng hơn là người làm giàu bằng chính chữ Tâm và Tài. Ngược lại, có một số người bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp đúng sai để chạy theo những đồng tiền để cuối cùng nhận lại cuộc sống bế tắc, bất hạnh. Cùng theo dõi những lời phật dạy về chữ Tâm dưới đây, để có con đường đi đúng đắn cho bản thân:

Lời Phật dạy về chữ Tâm – Nhất thiết duy Tâm

Nhất thiết duy Tâm là lời răn dạy của nhà Phật với mọi người – Mọi việc đều phải bắt nguồn từ Tâm. Tâm là nơi điều khiển mọi cảm xúc vui – buồn, thiện – ác. Tất cả những công đức nghiệp báo của đời người, quyết định đến cách sống của cuộc đời lương thiện, xấu xa, ghen ghét hay đố kỵ đều do con người lựa chọn.

nghe-loi-phat-day-ve-chu-tam

Tâm sinh tướng, nếu tâm tốt sẽ tạo được phước lành, nghiệp lành, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, đơn giản và luôn hạnh phúc. Còn Tâm xấu thì sẽ thúc đẩy sân si, ganh ghét, đố kỵ. Với những người có tâm khởi phát xấu thì sẽ tạo quả đắng.

Lời Phật dạy về chữ Tâm xuất phát từ sự tự chủ của mỗi người, bạn không thể chọn nơi mình sinh ra những có thể chọn cách sống tốt đẹp hơn. Chằng có một xã hội hay hoàn cảnh nào có thể đẩy bạn đến bờ vực thẳm trừ khi bạn tự bước chân vào. Thế nên, trong Phật giáo mới có kinh sám hối. Việc sám hối giúp bạn tĩnh tâm, nhìn nhận mọi lỗi lầm trước đây, chủ động sửa sai để hướng đến cuộc sống tốt đẹp và trọn vẹn hơn.

Lời Phật dạy về chữ Tâm – Tùy tâm biểu hiện

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết “ Tùy tâm biểu hiện”, có nghĩa là mọi việc thiện ác lành dữ đều do tâm biểu hiện ra. Một con người độc ác, gian nanh thì chắc chắn gương mặt không thể hiền lành, phúc hậu được. Còn một người khởi phát hiền lành, phúc hậu, thanh lịch,…thì chắc chắn là người có tâm trong sáng.

Không có chuyện tâm tốt mà biểu hiện ra xấu, ngược lại không có trường hợp Tâm xấu mà hành động lại tốt đẹp trừ khi là giả tạo, cố tỏ ra mình là người tốt nhưng người như vậy thì sớm muộn cũng sẽ bị lộ ra. Vì thông qua hành động có thể thấy tâm tính của người đó.

Cuộc đời của con người người là hữu hạn, tại sao chúng ta cứ phải ganh đua, bon chen với tiền tài, danh vọng mà quên đi hạnh phúc bình dị, vẹn tròn trong mỗi gia đình. Ai ai cũng khởi tâm thiện lành thì chắc chắn sẽ không còn đau khổ, giận hờn mà sẽ được hưởng phúc lành.

Lời phật dạy về chữ Tâm – Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn

Theo lời phật dạy về chữ Tâm ghi trong kinh A Hàm thì “ Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn”, nghĩa là chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham sân, si thì mới được Niết Bàn – Cõi cực lạc tiên cảnh. Liệu rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay có mấy ai đạt được cảnh giới mà Phật dạy.

Bản năng mỗi người đều có sự ngự trị của tham, sân, si, chỉ có chữ Tâm mới chế ngự được thôi. Nếu lòng tham nổi lên, bản thân không chế ngự được sẽ trở nên u mê tăm tốt, bất chấp luân thường đạo lý để đạt được tiền tài danh vọng. Chỉ khi phải chịu khổ đau, dằn vặt, vấp ngã thì mới tỉnh ngộ và hướng đến điều thiện.

loi-phat-day-ve-chu-tam-dung

Qua đó, lời Phật có nghĩa rằng “ Tham – sân – si” nếu không được chế ngự thì chắc chắn cả đời này chịu sự đau khổ, dằn vặt, vấp ngã. Và khi đó lại loay hoay tìm cách thoát ra khổ đau bởi quả đắng đã gieo trồng. 

Lời phật dạy về chữ Tâm – Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai

Một trong những lời phật dạy về chữ Tâm, bạn cần phải nhớ đó là Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nếu bạn không thể chế ngự các yếu tố cảm xúc tham, sân, si thì mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ và khó khăn. Khi đó, con người sẽ chìm đắm trong khổ đau, nghiệp chướng nối tiếp mà không thể thoát ra được. Chỉ khi con người được giác ngộ đạo lý của Phật mới có thể thức tỉnh u mê, tăm tối để hướng thiện và làm lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

loi-phat-day-ve-chu-tam-danh-cho-ban

Mọi việc sẽ trở nên đơn giản, hạnh phúc hơn dù trong nghịch cảnh qua cái nhìn của người khởi tâm tốt. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, u uất hay thậm chí oan sai thì họ vẫn nhìn ra được những điều bình dị nhất mà họ may mắn có được. Hạnh phúc từ những điều giản dị, gần gũi giúp cuộc sống của con người trở nên vui vẻ, hạnh phúc.

Tham khảo thêm một số lời Phật dạy trong cuộc sống

Ngoài chữ “ Tâm” con người phải đối diện với nhiều khó khăn, khổ cực để tìm kiếm hạnh phúc. Lúc này, đòi hỏi mỗi người phải học hỏi và trau dồi để hoàn thiện bản thân. Lời Phật dạy về cuộc sống hạnh phúc khi có đầy đủ các yếu tố sau:

Lời Phật dạy về chữ Đức

Đức trong đạo Phật không phải là nói suông, Đức là những hành động thiện, lời nói, suy nghĩ hướng đến từ Tâm. Theo đạo Phật chữ Đức sẽ chia thành 3 loại, Bi Đức, Trí Đức, Tịnh Đức. Làm người nếu biết lấy Đức làm gốc rễ sẽ là bậc minh trí, bởi Đức biểu hiện cho kết quả của một người. Nếu một người luôn tư tâm tích đức thì chắc chắn sẽ gia tăng trí tuệ, sớm tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn.

loi-phat-day-ve-chu-tam-dung-nhat-danh-cho-ban

Lời Phật dạy về nhân quả

Nhân quả trong Phật giáo được hiểu là làm nhiều việc thiện thì sẽ được quả báo là thiện, làm ác thì gặp quả báo là ác. Báo ứng có thể đến sớm hoặc muộn trong kiếp này, thậm chí không dừng lại ở một đời người mà còn đến cả kiếp sau. Cũng vì nhân quả đến muốn mà nhiều người đã coi thường, tưởng tượng không hề tồn tại mà thản nhiên làm những điều trái luân thường đạo lý và đến đời con cháu của họ sẽ phải gánh chịu. Bởi vậy, chúng ta cần phải hướng đến điều thiện để nhận được những điều tốt đẹp.

loi-phat-day-ve-chu-tam-nhan-qua

Lời Phật dạy về lời nói

Trong cuộc sống này, không ai cũng có thể sẵn lòng làm việc tốt cho người khác nhưng lại dễ nói ra những lời khó nghe với mọi người xung quanh. Họ không biết rằng lời nói đó có thể khiến họ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống. Những người có vận mệnh tốt là người ăn nói chừng mực, mỗi lời nói thể hiện bản thân có đạo đức, lời nói luôn chân thành với tâm lý động viên, khích lệ người khác.

loi-phat-day-ve-chu-tam-ve-khau-nghiep

Qua những chia sẻ trên, bạn có thể thấy lời phật dạy về chữ Tâm giúp thức tỉnh cuộc đời, gieo những điều tốt đẹp thì chắc chắn nhận được trái ngọt, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và bình yên. Ngược lại, Tâm xấu thì chúng ta sẽ luôn chìm đắm trong khổ đau, mệt mỏi. Cuộc đời con người là hữu hạn, hãy luôn sống tử tế, chân thành để cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc nhé!

 

SẢN PHẨM BÁN CHẠY NHẤT

Facebook Comments
Review Mọi Thứ
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare
Shopping cart